Cửa thoát hiểm cho Tân Hoàng Minh

Go down

Cửa thoát hiểm cho Tân Hoàng Minh Empty Cửa thoát hiểm cho Tân Hoàng Minh

Bài gửi by vitbay 14/4/2014, 21:23

Đã có nhiều hoài nghi về việc liệu Tân Hoàng Minh có đủ năng lực tài chính để triển khai các dự án bất động sản hạng sang hay không khi nhiều khu đất có vị trí đắc địa mà tập đoàn này sở hữu vẫn còn để trống. Việc kinh doanh dự án đầu tay là khu “căn hộ đế vương” D.’ Palais de Louis đã giậm chân tại chỗ một thời gian dài. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Tân Hoàng Minh buộc phải bán bớt dự án.
Năng lực tài chính đến đâu?
Cách đây hơn 1 năm, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh, từng tuyên bố Tập đoàn cũng không tránh khỏi khó khăn như những doanh nghiệp bất động sản khác trong lúc thị trường suy thoái. Điều ngạc nhiên là dù thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng đã 5 năm, nhưng Tân Hoàng Minh vẫn giữ được những khu đất có vị trí đắc địa nhất Thủ đô. Trong số này có khu đất 4.071 m2 tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm), 8.046 m2 tại số 2 Đặng Thai Mai và 2.808 m2 tại ngã ba Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), 5.363 m2 bên hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và 4.791 m2 trên đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy). Ngoài ra, có một số dự án khác Tân Hoàng Minh vẫn theo đuổi suốt mấy năm qua.

Tình hình kinh doanh của D’. Palais de Louis (quận Cầu Giấy) vẫn giậm chân tại chỗ
Tân Hoàng Minh tự giới thiệu là bắt đầu chuyển mạnh sang đầu tư bất động sản từ năm 2006 nên có thể hiểu các khu đất này đều được thâu tóm vào thời điểm thị trường bất động sản bùng nổ, nghĩa là số tiền bỏ ra phải rất lớn. Trước đó, Tập đoàn chỉ kinh doanh taxi với thương hiệu Tân Hoàng Minh đình đám một thời. Số tiền bán lại xe taxi (có lúc lên đến 700 đầu xe) cũng không quá lớn để mua được một vài mảnh đất này.
Tân Hoàng Minh cũng sở hữu một nhà máy sản xuất mây tre đan xuất khẩu (với doanh số do Tập đoàn công bố là từ 3-5 triệu USD/năm) và kinh doanh một số khách sạn, tòa nhà văn phòng nhỏ tại TP.HCM và Hà Nội. Những mảng kinh doanh này không mang lại nguồn thu quá lớn để Tân Hoàng Minh có thể mua nhiều đất. Vì thế, năng lực tài chính để thâu tóm đất (chưa nói đến xây dựng) của Tân Hoàng Minh vẫn là một dấu hỏi.
Hơn 1 năm trước, trong lễ ký kết với các nhà cung cấp thiết bị cho dự án D’. Palais de Louis, ông Dũng cho biết Tân Hoàng Minh đã vay một ngân hàng lớn với khoản vay lên đến cả ngàn tỉ đồng, nhưng vẫn trả lãi đều đặn và số tiền lãi Tập đoàn đã trả lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Cũng tại lễ công bố dự án D’. Le Pont D’or vào tháng 10 năm ngoái, Tân Hoàng Minh đã ký kết với Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân để tài trợ vốn cho việc phát triển dự án cũng như người mua nhà của dự án này. Như vậy, có thể hiểu, một phần tiền tài trợ cho các dự án bất động sản được Tân Hoàng Minh vay từ ngân hàng.


Chi tiết: http://vietstock.vn/2014/04/cua-thoat-hiem-cho-tan-hoang-minh-737-341896.htm

vitbay
Chuẩn Úy
Chuẩn Úy

Tổng số bài gửi : 261
Tuổi : 32
Đăng ký ngày : 05/01/2012
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết