Chia sẻ thêm vài điều về chùa Pháp Võ

Go down

Chia sẻ thêm vài điều về chùa Pháp Võ Empty Chia sẻ thêm vài điều về chùa Pháp Võ

Bài gửi by tuvynguyen09 13/8/2020, 21:11

Bạn có biết chùa pháp võ nằm trên hệ thống núi đá thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, chùa Pháp Võ, còn có tên gọi khác là chùa Đá Mẹp, một danh lam thắng cảnh của huyện Tuy Phong. Đây còn được xem là nơi linh thiêng, nên các ngày lễ, rằm, mồng một và ngày Tết, khách hành hương từ Phan Thiết, Phan Rang và cả TP.HCM đến đây rất đông để viếng chùa, cầu nguyện với mong muốn gặp nhiều may mắn trong công việc và trong cuộc sống.

Trên đường vào chùa, chúng ta thấy rõ hệ thống núi đá trùng điệp. Cảnh vật nơi đây thật là “sơn thủy hữu tình”. Hai bên đường vào chùa là khu rừng thưa, cây nhỏ, nhưng có các loài hoa rừng tuyệt đẹp. Điều thuận lợi là xe vào tận chân núi, chỉ cần đi bộ leo núi đá khoảng 10 phút tới hang Tổ - nơi chánh điện trang nghiêm của ngôi chùa.

Theo truyền thuyết về Chùa Pháp võ của Hội phật giáo, thì nơi đây xưa kia là vùng lam sơn chướng khí, rừng già rậm rạp, hang động thâm u, đầy dãy thú dữ. Tương truyền nơi đây có cặp rắn thần, thỉnh thoảng xuất hiện ban đêm, ánh sáng lan tỏa cả một vùng, do đó còn có tên là Vùng Suối Rắn. Vào khoảng năm 1753, có một nhà sư từ miền trung vào, đi ngược dòng suối rắn, dựng một thảo am bên sườn núi, trước một hang đá, hành nghề hái thuốc nam, cứu độ chúng sanh. Một thời gian sau, nhà sư viên tịch tại đây. Nơi này không còn ai lui tới, trở thành nơi hoang sơ, tĩnh mịch giữa rừng già.

Vào khoảng 1945, Hòa thượng Ngộ Tịnh, người Liên Hương đến đây tu tịnh. Một thời gian sau, rồi lại tiếp tục đi chu du và học đạo tại Ninh Thuận. Đến năm 1954 Hòa thượng Ngộ Tịnh về lại Liên hương lãnh đạo Phật học hội, làm chánh đại diện tại huyện. Trong khoảng thời gian này, trong phật giáo có cuộc cải cách, các tượng phật củ được thay thế và tập trung đưa về đây cất giữ.

Nơi đây, thời chiến tranh diễn ra tàn khóc, các chiến sĩ cách mạng đóng quân thường trực ở đây để bảo vệ đường vào căn cứ chiến khu Phan Dũng. Đêm đêm, các pháo binh của giặc bắn hàng loạt đạn đại bác vào hang Tổ này, nhưng điều kỳ lạ là chẳng bao giờ trúng đích cả. Có thể nói nơi đây là vùng cứ địa vững chắc cho các chiến sĩ cách mạng hoạt động. Vì vậy Chính quyền chế độ củ đã đóng cửa chùa, không cho ai lui tới tu hành.

Đến năm 1963, thời tiết bị hạn hán nặng, Hòa thượng Ngộ Tịnh đã xin chính quyền cho lập đàn cầu mưa, người dân đã tụ họp về đây rất đông để làm lễ. Sau lễ cầu mưa, Chùa lại được tiếp tục mỡ cửa để đón các tín đồ thường xuyên lui tới chiêm bái và cúng tạ ơn trời đất.

Chùa Pháp Võ không lớn, nhưng cảnh vật xung quanh thật thơ mộng và hùng vĩ, các tảng đá lớn, nhỏ chồng lên nhau tạo thành các hang đá tuyệt mỹ. Hang đá lớn nhất dùng để thờ Phật Tổ, kế bên hang Tổ có phòng khách và phòng ngủ đủ rộng để đón khách. Bên chánh điện thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm và Tam Tạng, có miếu thờ Quan Công và các hang đá nhỏ hơn thì thờ các vị thần khác nhau. Để được lên trên đỉnh cao chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây, các vị sư cùng phật tử tạo nên các bật tam cấp qua hang đá hẹp để du khách dễ đi. Leo lên lưng chừng núi, là tượng Phật Bà Quan Âm đứng sừng sững, tiếp tục lên cao hơn 20 m, trên một tảng đá lớn, là tượng Phật A Di Đà, vị tổ sư trong tín đồ Phật giáo, là đấng tối cao, tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ. Thân tượng Phật cao 14m, được dựng trên đỉnh núi, ở độ cao hơn 120m so với mặt nước biển và mặt hướng về biển đông, trông rất uy nghi với vẽ mặt hiền từ. Đứng từ nơi này, phóng tầm mắt nhìn ra xa, nơi trời biển giao nhau là hòn Cù Lao Câu, như chiếc hạm đội hòa lẫn vào biển với một màu xanh biếc thật tuyệt. Xung quanh vách núi, từng khối đá chất chồng lên nhau, trãi qua thời gian với thời tiết khắc nghiệt, các khối đá này đã bị bào mòn tạo thành những hình tượng kỳ thú ẩn hiện trong từng tán lá rừng, nào là tượng Bà đội đuôn, bệ đá ông thầy bói, tượng thiên thần…. như có bàn tay tạo hóa của con người. Chùa Pháp võ không rộng lắm, nhưng còn nhiều nét hoang sơ, ít bị tác động của con người, là cõi tâm linh cho các tín đồ phật tử và khách hành hương về đây chiêm bái, hòa quyện tâm hồn vào núi rừng thiêng âm u, tĩnh mịch…

Trong tương lai, nếu ngành du lịch Tuy Phong có kế hoạch đầu tư khai thác, đưa chùa Pháp Võ (thường gọi chùa Đá Mẹp) vào thành điểm du lịch tín ngưỡng, kết hợp khai thác tắm khoáng bùn, tham quan khu nuôi trồng tảo lớn nhất Việt Nam hay tham quan khu khai thác nước khoáng thiên nhiên. Nơi này sẽ trở thành Tour du lịch sinh thái tâm linh hấp dẫn, sẽ cuốn hút nhiều du khách đến với thiên nhiên, đến với con người Tuy Phong

Ngoài ra nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về chùa pháp võ nhà bè thì hãy nhanh tay liên hệ hoặc truy cập ngay vào website của chung tôi nhé.

tuvynguyen09
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

Tổng số bài gửi : 1252
Tuổi : 33
Đăng ký ngày : 12/09/2018
Danh tiếng : 10

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết