Ngôi chùa nào đang cất giữ các viên xá lợi ?

Go down

Ngôi chùa nào đang cất giữ các viên xá lợi ? Empty Ngôi chùa nào đang cất giữ các viên xá lợi ?

Bài gửi by tuvynguyen09 19/8/2020, 22:41

Bạn đang tìm hiểu về chùa pháp võ vậy bạn có biết ngôi chùa nào đang cất giữ các viên xá lợi ? Cùng tìm hiểu ngay thôi nào.

Ngôi chùa nào đang cất giữ các viên xá lợi ? Chua-phap-vo-chung-tu-lan1

Thời Đường là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất trong lịch sử Phật giáo cổ đại Trung Quốc. Vào thời kỳ này, quá trình Trung Quốc hoá Phật giáo đã hoàn thành. Các tông phái Phật giáo mang mầu sắc Trung Quốc liên tục ra đời, Phật giáo bắt đầu truyền bá và phát triển ra nước ngoài và các khu vực khác. Cùng thời gian này, cúng giàng và sùng bái (tế lễ) Xá lợi Phật đã trở thành một mặt quan trọng trong đời sống của các vị thống trị cao nhất Vương triều Đương và có các Hoàng Đế chủ động dấy lên cao trào đã giúp cho sự phát triển của Phật giáo và tôn sùng Phật giáo ở thời Đường càng thể hiện rõ tính phổ cập và tính xã hội.

Cúng giàng và lễ bái Xá lợi Phật là một truyền thống hình thành từ thời kỳ đầu của Phật giáo. Theo tương truyền, Thích Ca Khâu Ni sau khi tịch diệt và được hoả thiêu thì có tín đồ Phật giáo của 8 nước đều xin Xá lợi Phật, sau đó mỗi nước đều được chia một phần Xá lợi. Sau khi đem Xá lợi về nước, họ xây tháp để Xá lợi vào đó rồi tiến hành cúng dàng (cúng tế). Ngoài ra, còn có người mang bình đựng Xá lợi Phật, tro sau khi hoả thiêu Thích Ca Khâu Ni còn sống như tóc, móng tay cũng xây tháp cất vào rồi tiến hành cúng tế. Sau khi Phật giáo đại thừa được phát triển, việc cúng tế Xá lợi Phật lại phát triển thêm rất nhiều thuyết.
Trong đó thuyết gây ảnh hưởng lớn nhất là ở phần ghi chép trong hai bộ "Kinh A Dục Vương" và Vương hoằng pháp, ngài đã từng cử người đến những nơi có liên quan để đào tìm Xá lợi Phật được chôn dưới móng tháp Xá lợi Phật năm xưa. Sau khi thu được một số lượng lớn Xá lợi Phật, A Dục Vương liền dùng thần lực sai khiến các quỷ thần đi các nơi phân phát Xá lợi Phật, họ đã xây được tất cả 84000 ngôi Bảo tháp để cúng giường (cúng tế) Xá lợi Phật. Hai bộ "Kinh A Dục Vương" và "Truyện A Dục Vương" được dịch ra Hán văn có lẽ là thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều.

Do đó sau thời kỳ Tây Tấn (năm 265 - 316 sau Công nguyên), các tín đồ Phật giáo Trung Quốc dần dần tin thuyết về A Dục Vương sai các quỷ thần đi phân phát Xá lợi Phật và xây tháp thờ Xá lợi Phật là có thật, họ bắt đầu tìm kiếm di chỉ về chùa tháp A Dục Vương trên đất Trung Quốc. Vào thời Nam Bắc Triều (năm 420 - 581 sau Công nguyên) có tăng sĩ nói rằng phát hiện được di chỉ chùa tháp A Dục Vương ở thành phố Lâm Tri. Cũng có vị tăng nói rằng, phát hiện được di chỉ chùa tháp A Dục Vương ở vùng Bồ Bản tỉnh Sơn Tây. Còn có người nói rằng, ở Lạc Dương tỉnh Hà Nam cũng có di chỉ chùa tháp A Dục Vương...


Như phần trên đã nói, Tuy Văn Đế Dương Kiên đã từng cho xây dựng nhiều tháp Xá Lợi Phật ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc, ở chùa Phượng Tuyền huyện Phượng Tuyền hơn 10 km về phía Đông nam có chùa Thành Thực. Trong chùa này có một tháp cổ, theo tương truyền đây là ngôi tháp do A Dục Vương ra lệnh xây dựng. Cuồi thời Tuỳ, chùa Thành Thực đổi tên thành chùa Bảo Sương. Từ đó có thể thấy rằng: khi nhà Tuỳ cho xây dựng các tháp Xá lợi, bởi vì chùa Thành Thực ở Phu Phong (tức chùa Bảo Sương) đã có sẵn một ngôi tháp cổ (tức tháp A Dục Vương) nên đã không xây thêm một tháp nữa ở chùa này. Nhưng trong lòng người lúc bấy giờ, tháp Xá lợi Phật ở chùa Bảo Sương (tức chùa Thành Thực) ở Phu Phong là do A Dục Vương sai quỷ thần xây dựng.
Ở chùa Bảo Sương tuy rằng không xây thêm tháp chứa Xá lợi Phật nhưng cũng tham gia vào các hoạt động thờ cúng Xá lợi Phật do Tuỳ Văn Đế phát động. Theo ghi chép để lại, trong các hoạt động lần này, ngôi chùa này cũng đã vẽ một bức Thiểm Châu thuỵ tướng (tướng mạo tốt đẹp) treo ở Phật đường, ý muốn nói rằng, ở đây cũng đã xuất hiện một vật cát tường (tốt đẹp) như Xá lợi Phật. Vào năm Nghĩa Ninh thứ 2 (năm 681 sau Công nguyên, vào tháng 5 năm này, Lý Uyên lập nên nhà Đường), một tăng sĩ chùa Bảo Sương tên là Phổ Hiền thương xót trước cảnh ngôi chùa này sắp hỏng hoàn toàn, liền dâng biểu lên Triều Đình xin giúp đỡ xây dựng lại. Bức biểu này được Lý Uyên (lúc đó là Đường Quốc Công và là Thừa Tướng) xem và duyệt.

Thừa tướng Lý Uyên đề nghị hoà thượng Phổ Hiền đổi tên chùa Bảo Dương thành chùa Pháp Môn, đồng thời cũng an ủi làm vừa lòng tăng sĩ Phổ Hiền. Vào năm đầu tiên của nhà Đường, trong cuốn "Phá Tà Luận", hoà thượng Pháp Lâm đã nói rằng: "Phật đã qua đời, các đệ tử của Phật đã lấy gỗ thơm thiêu nhục thân Phật, linh cốt đã tan vụn, hòn to hòn nhỏ như gạo, màu sắc đỏ, trắng, đập thì không bị sứt mẻ, vỡ, thiêu đốt cũng không thể thành tro, viên nào cũng phát ra tia sáng lạ kỳ.

Hơn 100 năm sau ngày Phật diệt độ, có A Dục Vương dùng thần lực phân phát Xá lợi Phật đi các nơi, sai khiến quỷ thần xây dựng 84000 tháp chứa Xá lợi Phật. Ngày nay ở một số nơi như Lạc Dương, Bành Thành, Phu Phong, Lâm Tri đều có tháp chứa Xá lợi đồng thời rất có sức thần kỳ". Thuyết này của hoà thượng Pháp Lâm đã chứng minh rằng, vào đầu thời Đường, truyền thuyết về A Dục Vương phân phát Xá lợi Phật đã lưu hành rộng rãi, mà tháp ở chùa Pháp Môn huyện Phu Phong là một ví dụ. Đa số nhân dân đều tin tưởng rằng, trong ngôi tháp đó có chứa Xá lợi Phật.

Do có chuyện Lý Uyên đổi tên chùa Bảo Sương thành chùa Pháp Môn và mọi người tin rằng dưới móng Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn có Xá lợi Phật, nên trong con mắt những người thống trị của Vương Triều Đường, chùa Pháp Môn chiếm một vị trí quan trọng. Đầu thời Đường, Lý Thế Dân (lúc bấy giờ là Tần Vương) khi dẫn quân đi qua chùa Pháp Môn đã từng độ (làm lễ xuất gia) cho 80 tăng sĩ ở chùa này. Ông còn tấu lên Đường Cao Tổ Lý Uyên điều tang sĩ Huệ Nghiệp (trước kia tu ở chùa Pháp Môn, nay đang phải làm tạp vụ ở chùa Phượng Tuyền) trở về chùa Pháp Môn làm trụ trì. Điều này đã giúp cho chùa Pháp Môn phát triển một cách độc lập.
Suốt thời Đường, chùa Pháp Môn tuy không nằm ở Lưỡng Kinh, càng không phải là trung tâm dịch kinh Phật và trung tâm Phật học nhưng lại có một địa vị tôn giáo rất đặc biệt. Dở dĩ được như vậy là vì nó là trung tâm cúng tế và cúng giàng Xá lợi Phật của Vương Triều Đường, và cũng có thể nói rằng đó là tự viện Cung Đình của Vương Triều Đường. Chùa Pháp Môn cũng có mối liên quan với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo thời nhà Đường, do đó cung điện ngầm dưới móng Châu Thần Bảo Tháp của chùa cũng đã từng 7 lần được mở ra, Xá lợi Phật ở đó cũng đã từng 7 lần được mở mở ra, Xá lợi Phật ở đó cũng đã 6 lần được đưa đến lưỡng Kinh. Mỗi lần như vậy đều được đích thân Hoàng Đế của Vương Triều Đường dẫn đầu đoàn rước, đoàn rước gồm các quan lại và dân chúng đánh trống đánh chiêng, quang cảnh rầm rộ rất hiếm thấy. Về chuyện này, các sách sử ghi chép rất nhiều, có khen có che.

Vào năm Thịnh Quán thứ 5 (năm 631 sau Công nguyên) đời Vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quan Thích Sử của Kỳ Châu tên là Trương Đức Lượng đến chùa Pháp Môn tham bái (học hỏi) Phật Pháp, nhưng ông chỉ thấy ngôi chùa này còn lại một đống tro tàn sau khi bị cháy vào đầu thời Đường. Là một người am hiểu Phật pháp và trung thành với Phật giáo. Ông không đành lòng để chùa Pháp Môn trở nên hoang phế như vậy; thế là ông liền tấu lên Đường Thái Tông Lý Thế Dân, xin trùng tu lại điện đường và gia cố lại ngôi tháp. Trong bản tấu đó ông nói rằng: "Tương truyền rằng, tháp cổ ở chùa Pháp Môn 30 năm mở một lần, mang Xá lợi Phật ra cho chúng tăng và các tín đồ tín ngưỡng.
Bây giờ nếu như mở Bảo Tháp, sợ rằng mọi người sẽ tụ tập đông đảo chen nhau xem gây mất trật tự, do đó thần không dám tự tiện mở ra, xin Thái Tông quyết định". Sau khi đọc bản tấu đó, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đồng ý trùng tu lại chùa Pháp Môn và đồng ý cho mở cửa cung điện ngầm của Bảo Tháp. Dưới sự điều khiển của Trương Đức Lượng, cung điện ngầm dưới Bảo Tháp chùa Pháp Môn được mở ra và đây cũng là lần mở đầu tiên của nhà Đường. Theo ghi chép ở một số sách có liên quan thì cung điện ngầm sau hơn một trượng (quãng 3.5m), trong có 2 tấm bia khắc vào thời Chu và thời Nguỵ nhưng đã hỏng. Trong cung điện ngầm thu được một đốt Xá lợi xương ngón tay Phật Thích Ca Mâu Ni. Mang Xá lợi này ra cho tăng chúng và các tín đồ thoả sức chiêm bái, hàng nghìn, hàng vạn người cùng chiêm bái một lúc, bầu không khí náo nhiệt vô cùng.

Tương truyền rằng, hồi đó có một người bị mù đã lâu, cố mở to mắt để nhìn Xá lợi Phật, bỗng nhiên 2 mắt sáng trở lại. Sau khi tin này được truyền đến kinh thành Trường An, từ các phường, ấp nội ngoại thành người tư ùn ùn kéo nhau đến chùa Pháp Môn chiêm ngưỡng Xá lợi ngón tay Phật, tất cả đến hàng vạn người. Theo ghi chép, hồi đó có một số người sau khi chiêm ngưỡng Xá lợi Phật họ có cảm giác khác nhau. Có người nói rằng nó màu xanh lục, một màu xanh rờn phóng ra bốn phía. Có người nói rằng từ Xá lợi Phật họ nhìn thấy hình thượng Thích Ca Mâu Ni, có người nói rằng từ Xá lợi Phật họ nhìn thấy Bồ Tát Thánh Tăng.

Cũng có nhiều người nói rằng họ chẳng nhìn thấy gì. Hỏi ngọn ngành mới biết rằng, những người đó đã tạo nhiều nghiệp ác, do làm nhiều điều ác nên có nhìn thấy Xá lợi Phật thì cũng chẳng thấy gì. Trong các hoạt động của lần tổ chức chiêm ngưỡng Xá lợi Phật này, có một số tín đồ đã tự đốt tóc của mình. hoặc có người coi ngón tay mình như nến, bấc đèn mà đốt lên, gọi là "thiêu ngón tay" để biểu thị sự thành tâm của mình. Mở cửa cung điện ngầm Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn lần này không rước Xá lợi Phật đi xa, mà chỉ để tại chùa cho mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái. Cùng với hoàn thành việc trùng tu điện đường và Bảo tháp chùa Pháp Môn thì Xá lợi ngón tay Phật cũng được trở lại an vị trong cung điện ngầm của Bảo Tháp.

Vào năm Hiển Khánh thứ 4 (năm 659 sau Công nguyên) hai tăng sĩ là Trí Tông và Hoằng Tịnh vào cung theo lời mời của Đường Cao Tông. Họ cùng với Đường Cao Tông bàn về chuyện chiếc tháp do A Dục Vương xây dựng. Đường Cao Tông nói với họ: "Có phải là A Dục Vương đã sai khiến các quỷ thần xây chiếc tháp chứa Xá lợi Phật đó? Nếu đúng là A Dục Vương, ngài còn xây chiếc nào gần đấy không? Nếu như gần đó còn tháp như thế, vậy thì đó cũng là một trong 84000 chiếc!" Ngài Trí Tông đáp lại rằng: "Việc A Dục Vương cho xây tháp chứa Xá lợi Phật, lời sử sách không bao giờ sai, việc này là có thật. Vào đầu những năm Trịnh Quán cho mở cung điện ngầm tháp Xá lợi Phật chùa Pháp Môn ở Kỳ Châu đã chứng minh điều này.
Theo truyền thuyết thì tháp Xá lợi 30 năm mở cửa cung điện ngầm một lần. Bây giờ đã đủ 30 năm rồi, xin bệ hạ cho mở ra, ban nhân duyên thiện hữu cho mọi người". Sau khi nghe trình tấu như vậy, Đường Cao Tông liền ban sắc lệnh giao cho hai người là tăng sỹ Trí Tông và ông Vương Trương Tín đến ngay chùa Pháp Môn cúng giàng (cúng lễ) Xá lợi Phật. Sau khi đến chùa Pháp Môn, ngài Trí Tông liền vào ngay trong tháp, chuyên tâm tu hành khổ hạnh, mong cầu chất lượng sẽ có cảm ứng. Nhưng tu hành khổ hạnh đã lâu là chẳng thấy linh nghiệm gì.

Sau đó ông lắp một bát hương lên bắp tay, suốt ngày thắp hương đến lúc tắt lịm, quyết tâm quyết chí tu hành. Bỗng nhiên từ dưới cung điện ngầm có tiếng "lách - tách" của cái gì đó đang nứt ra. Nhìn kỹ thì thấy từ dưới đó nhiều tia sáng rất đẹp đang tua tủa phát ra. Sáng sớm ngày hôm sau ngài thu được một viên Xá lợi to như hạt gạo, trong suốt. Tìm kiếm kỹ càng hơn, ngài lại nhặt được thêm 7 viên nữa. Đặt tất cả vào trong một cái đĩa, chúng phóng ra những tia sáng long lanh đến loá mắt. Ngài Trí Tông lập tức tấu thỉnh chuyện này với Đường Cao Tông. Đường Cao Tông lập tức sau ng mang đến đó 3000 xấp vải lụa, đồng thời cử người giám sát tạc một bức tượng A Dục Vương cao to như mình, ra lệnh cho tu bổ tháp Xá lợi chùa Pháp Môn. Sau khi làm những việc này mới thu được Xá lợi ngón tay Phật ở trong tháp.

Viên xá lợi này dài 2 thốn (6,5cm), bên trong có lỗ hình vuông, ngoài miệng lõ hình tròn. Bên trong bên ngoài đều trong suốt. Đút ngón tay trỏ vào, nó vừa khớp ngón tay. Mầu sắc của viên xá lợi ngón tay này thay đổi luôn luôn, không có mầu cố định. Sau khi thu được viên xá lợi ngón tay này, Đường Cao Tông liền ban lệnh mang chúng về Trường An. Lúc đó, trong nội và ngoại thành kinh ấp, các tăng sỹ và tín đồ Phật giáo nối đuôi nhau dài 200 dặm (100km) thay nhau nâng niu Đức Phật. Lúc đầu Xá lợi xương ngón tay Phật được đặt ở Trường An để mọi người đến chiêm ngưỡng và lễ bái. Vào tháng 3 năm sau, Đường Cao Tông liền ban sắc lệnh mang Xá lợi Phật về đông đô Lạc Dương, đặt trong cung của đông đô để thờ cúng. Lúc đó, viên xá lợi ngón tay Phật được đặt trong một hũ đá.

Nhưng một vị hoà thượng tên là Đạo Tuyên đề nghị rằng, Xá lợi Phật không nên đặt trong một vật nhỏ bé như vậy. Đường Cao Tông liền cho áp dụng cách khâm liệm của truyền thống Trung Quốc, tức là ông cho làm một quan tài bằng vàng được trạm trổ tinh vi, lại làm thêm một cách quách cũng được trạm trổ tinh vi. Xá lợi Phật được đặt trong một hòm báu có 9 lớp như vậy. Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng cúng giàng màn the áo gấm của mình để bọc Xá lợi. Đến tháng 2 năm thứ của Long Sóc (năm 662 sau Công nguyên), Đường Cao Tông mới yêu cầu ngài Trí Tông và một số người khác mang Xá lợi ngón tay Phật trả lại chùa Pháp Môn. Trên đường đưa Xá lợi Phật trở lại chùa Pháp Môn cũng náo nhiệt vô cùng. Cuối cùng, đông đảo các tăng sỹ và các quan lại tổ chức một nghi lễ long trọng đưa Xá lợi Phật nhập vào cung điện ngầm đá dưới chân Bảo Tháp. Lần rước Xá lợi xương tay Phật này cách lần trước 30 năm, gây ảnh hưởng tương đối lớn.

Vào mùa đông năm Trường An thứ 4 của Võ Chu (năm 704 sau Công nguyên tại đạo tràng trong nội cung, hoà thượng Pháp Tạng (người sáng lập ra Hoa Nghiêm Tông của Phật giáo) đã nói cho Võ Tắc Thiên biết về Xá lợi Phật ở chùa Pháp Môn là do có câu chuyện A Dục Vương sai quỷ xây tháp. Sau đó Võ Tắc Thiên liền sai quan Phượng Các Thị Lang là Thôi Huyền Vi và hoà thượng Pháp Tạng cùng 1000 người đến chùa Pháp Môn rước xương Phật. Vào cuối năm này, xương Phật được đưa về chùa Sùng Phúc tại Trường an. Tháng Giêng năm sau (năm 705), xương Phật lại được rước về đông đô Lạc Dương. Võ Tắc Thiên liền ra sắc lệnh cho những người từ Vương Công trở xuống, những người cận sự (làm việc) trong thành Lạc Dương đều phải giỏi việc tổ chức xắp xếp phướn, chướng, lọng, lệnh cho quan Thái thượng phải tổ chức tấu nhạc nghênh đón, đặt xương tay Phật tại Minh Đường ở Đông Đô, đồng thời còn lấy túi gấm làm cái đệm - Võ Tắc Thiên và Thái tử (Lý Hiển, sau này là Đường Trung Tông) cùng quỳ lễ, đồng thời yêu cầu hoà thượng Pháp Tạng cầu điều lành cho mọi người.
Lần này, Xá lợi xương tay Phật để trong Minh Đường ở Đông Đô kéo dài đến 3 năm. Sau khi Đường Trung Tông lên ngôi, vào năm Cảnh Long thứ 2 ông liền ra sắc lệnh cho tăng sỹ Văn Cương cùng một số người mang Xá lợi Phật trả lại chùa Pháp Môn. Vào năm Cảnh Long thứ 4 (năm 710 sau Công nguyên), Đường Trung Tông cùng Vị Hoàng Hậu chuẩn bị tổ chức một lễ rước Xá lợi ngón tay Phật nữa, nhưng cung điện ngầm dưới chân Bảo Tháp cứ mỗi lần sắp mở ra thì trời đất lại có những dấu hiệu bất thường. hoặc là có những vật khói bay trên trời, núi sông rung chuyển, hoặc là sấm chớp đùng đùng, long trời lở đất. Do đó họ mới từ bỏ ý định rước Xá lợi Phật. Nhưng để tỏ lòng kính trọng chùa Pháp Môn, Đường Trung Tông đã ra sắc lệnh đổi tên chùa Pháp Môn thành chùa Thánh Triều Vô Ưu Vương (Vô Ưu Vương tức là A Dục Vương). Đồng thời ông cũng đặt tên cho tháp trong chùa là "Đại Thánh Chân Thân Bảo Tháp", độ 49 tăng sĩ của ngôi chùa này.


Tháng năm năm đầu tiên của Thượng Nguyên Đường Túc Tông (năm 760 sau Công nguyên), Đường Túc Tông ra sắc lệnh yêu cầu những người như tăng sỹ Pháp Trừng, quan Trung Sứ là Tống Hợp Lễ, Phượng Tường Phủ Doãn là Thôi Quang Viễn đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi Phật đồng thời ngày đêm tu hành khổ hạnh để cầu phúc duyên. Ông ta còn tặng cho những tăng sỹ ở chùa Vô Ưu Vương nhiều thứ như tượng Phật, đồ dùng bằng vàng, bạc và áo cá sa có đính vàng. Hồi đó, tham gia chiêm ngưỡng và lễ bái Xá lợi Phật có đến hàng chục vạn tăng sỹ và Phật tử, trong đó có cả hoạn quan của nội cung.

Vào mùa xuân năm thứ 6 của Trinh Nguyên Đường Đức Tông (năm 790 sau Công nguyên) ông ban lệnh rước Xá lợi ngón tay Phật từ chùa Vô Ưu Vương về Hoàng Cung; đồng thời rước đến các chùa. Các tăng ni và tín đồ từ các nơi đổ dòn về kinh đô chiêm bái rất đông, họ bố trí đến hàng vạn đồng. Vào tháng 2 năm ấy, Đường Đức Tông lại ban chiếu yêu cầu quan Trung Sứ Tống Hợp Lễ và một số người khác khâm liệm Xá lợi Phật, đặt vào chỗ cũ.

Vào tháng 12 năm thứ 13 của Nguyên Hoà Đường Hiếu Tông, những người làm công đức cử đại diện dâng thư lên Hoàng Đế nói rằng: "Trong Chân Thân Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn có Xá lợi một đốt xương ngón tay Phật. Theo tương truyền thì 30 năm mở cửa cung điện ngầm một lần, mang Xá lợi ra rước đi để mọi người chiêm ngưỡng. Mỗi lần mang ra là dân lại được bình an, kéo dài tuổi thọ. Sang năm là đến kỳ hạn mở cửa hầm mang Xá lợi ra. Xin Hoàng Thượng ban chiếu chỉ rước Xá lợi Phật". Thế là Đường Hiếu Tông liền cử hoạn quan Đỗ Anh Kỳ dẫn 30 ngày trong cung đến chùa Pháp Môn xin rước Xá lợi Phật. Vào tháng giêng năm sau (năm Nguyên Hoà thứ 14, năm 819 sau Công nguyên), hoạn quan Đỗ Anh Kỳ cùng một số người mang hương và hoa đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi Phật về kinh đô. Trước tiên nó được đưa vào Hoàng Cung cúng giàng 3 ngày. Sau đó nó được đưa đến các chùa ở kinh sư (kinh đô) Trường An để cho các tăng ni và các tín đồ Phạt giáo lễ bái. Lần rước Xá lợi Phật này làm náo động toàn bộ thành Trường An.
Các Vương Công kẻ sỹ nườm nượp đi báo tin cho nhau. Họ cùng rủ nhau đến lễ bái và bố trí cúng giàng. Họ tranh nhau làm việc ấy, ai cũng lo mình không đến lượt. Có người dốc hết tiền bạc ra cúng giàng, có người cắt tay xẻ thịt ra để cúng giàng, để mong được Thích Ca Mâu Ni phù hộ, che chở. Lòng thành kính của họ đã trở nên cuồng nhiệt. Chứng kiến tình trạng này, quan Thị Lang Bộ Hình tên là Hàn dũ cảm thấy vô cùng đau xót và tức giận, ông liền viết "Luận Phật Cốt Biểu" (hay còn gọi là "luận Phật Cốt Sớ", người đời sau còn gọi là "Gián Nghênh Phật Cốt Biểu") dâng lên Hoàng Đế. Ông Hàn dũ cho rằng: Phật giáo là thứ tôn giáo của kẻ mọi rợ, sau khi du nhập vào Trung Quốc làm cho Trung Quốc bị loạn liên miên. Từ thời Nam Bắc Triều trở lại đây, kẻ theo Phật giáo đều mất ngai vàng như chơi, những ai cúng giàng Phật để cầu phúc thì đều gặp tai hoạ, do đó không thể dễ dàng mà tin Phật giáo.

Ông ta còn chỉ rõ: Phật (Thích Ca Mâu Ni) cũng là một kẻ mọi rợ, miệng không nói những lời của Tiên Vương, trên người không khoác bộ quần áo của Tiên Vương, không biết tình nghĩa Vu - tôi; không biết ân tình cha - con. Nếu như Phật còn sống, nên đón Phật đến thăm nước ta, đón lên Kinh sư vào trong triều, Hoàng Đế Bệ Hạ của chúng ta sẽ tổ chức lễ tiếp đón ở một bộ quần áo, cho vệ binh bảo vệ đưa phật về, không để Phật làm mê hoặc người Hoa Hạ (Trung Hoa) chúng ta.

Nhưng nay Phật đã trở thành người thiên cổ, chỉ còn lại khúc xương khô, vậy thì làm sao có thể được phép ra vào cấm cung của Hoàng Cung! Bây giờ rước xương Phật vào kinh thành, không có thầy mo cúng tế, không dùng bùa yểm, Vua và tôi tớ không biết đó là điều phi lý, quan ngự sử không ghi lại chuyện này đó là tội lỗi, kẻ hạ thần này cảm thấy thật hổ thẹn!" Ông Hàn dũ còn nhấn mạnh thêm rằng: Việc rước xương Phật về kinh sư xin gác lại, giao xương đó cho quan Hữu Tư ném vào lửa chay vứt xuống sông xuồng hồ để cho nó mất hẳn tung tích, dứt mối nghi ngờ cho thiên hạ, loại bỏ mọi mê hoặc cho thế hệ sau.

Ngoài ra nêu các bạn muốn tìm hiểu thêm về chùa pháp võ nhà bè thì hãy nhanh liên hệ hoặc truy cập ngay vào website của chúng tôi ngay nhé.

tuvynguyen09
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

Tổng số bài gửi : 1252
Tuổi : 33
Đăng ký ngày : 12/09/2018
Danh tiếng : 10

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết