Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”

Go down

Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm” Empty Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”

Bài gửi by Land24.net 29/10/2012, 09:54

Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”!
“Đóng băng”, “chết”, “đứng yên”, “ảm đạm”, cần “giải cứu thị trường”, “gỡ khó cho thị trường”... là những cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các thông tin đại chúng từ một năm nay, nó cũng là câu “cửa miệng” của nhiều người khi nhắc về thị trường bất động sản trong thời gian này. Nhưng vì sao thị trường bất động sản lại ra nông nỗi đó và ai là đồng phạm?
Thời hoàng kim

“Đất không biết đẻ, nhưng đất lại làm ta có vàng”, cụm từ này có thời gian được mọi người “tôn thờ” đến nỗi gần như cả xã hội lao vào thị trường bất động sản. Người người buôn đất, nhà nhà buôn đất. Gặp nhau, điều mà mọi người hay nói nhất có lẽ chính là câu: Đợt này có ôm được mảnh nào không? Mua được lô nào rồi? Dự án A vừa ra hàng đấy, quan tâm không? Mua dự án X chưa, gõ google mà xem, dự án đấy “hot” nhất thị trường bây giờ đấy?...

Mà quả thật là thị trường lúc đó sốt đùng đùng thật. Từ năm 2007, khi thị trường chứng khoán đang ở trên “đỉnh” và rồi tuột dốc không phanh đến mức độ càng ngày càng có nhiều mã chứng khoán rời “sàn”, trong cơn tiếc tiền, mọi người bổ nháo nhào vào bất động sản. Thời điểm đó, mọi người gần như quên mất cú sốc đóng băng của thị trường bất động sản năm 2005. Ở khắp hang cùng ngõ hẻm, chỉ cần có thông tin vừa có dự án mới ra đời, trong quy hoạch dự kiến, quy hoạch của tương lai sẽ mở đường... cao trào nhất của cơn say bất động sản có lẽ rơi vào thời điểm “nín thở” chờ Quy hoạch chung Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với những thông tin “vỉa hè”, “tin mật”, “tin riêng” có những chủ đầu tư dấm dúi bán dự án, công khai bán dự án, và mọi người cùng nhau lao vào như thiêu thân. Chưa thỏa cơn khát lợi nhuận, người ta đổ xô về phía Tây: các huyện Hoài Đức, Thạch Thất, Sơn Tây, thậm chí cả Ba Vì để lùng sục mua đất. Phía Đông, những nhà đầu tư, người buôn đất đổ xô về Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Long Biên. Phía Nam, huyện Thanh Trì cũng bị “càn quét” ngày đêm.

Những người tôi biết, vài người tôi quen cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, “lùng” được đất là vui rồi. Nhiều người còn tự tin khi nói “đi lùng đất không khác gì đi lùng chuột cống”. Chẳng sao cả, vì lúc đó lợi nhuận là trên hết. Có đất là có tiền, là sống, thậm chí là sống vương giả!

Nhưng quả thật đất mang vàng về thật, nhiều người còn mãn nguyện bảo đất mang về kim cương, tâm sự của một cò đất, người buôn đất mà một đồng nghiệp báo bạn gặp chia sẻ là rõ nét nhất về thời điểm đó: “Thời hoàng kim của bất động sản có ngày tôi kiếm được cả tỷ đồng, khách hàng nhiều vô kể thậm chí còn không có hàng để giao cho khách. Không khi nào tôi ăn cơm ở nhà, mỗi ngày tôi tự thưởng cho được phép hưởng thụ những gì mình làm ra”.

Những người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời mà vẫn phải giật gấu vá vai, nhờ sự sôi động của thị trường bất động sản bỗng “lên đời”: nhiều tiền thậm chí là rất nhiều tiền vì bán đất, làm cò mồi dẫn khách, rồi làm luôn những người buôn đất. Những mảnh đất bình thường bán rẻ không ai mua, có giá chỉ vài triệu, vài chục triệu, trong lúc “hoàng kim” bán tiền trăm triệu, tiền tỷ. Mọi người cứ nhìn nhau và hét giá. Hôm nay nhà này bán 20 triệu m2/ đất vườn, khách vào xuống tiền ngay không mặc cả. Ngày hôm sau, nhà khác sẽ tự động nâng giá lên. Đây là hiện thực tại tất cả các huyện ngoại thành của Hà Nội, và điển hình trong số đó chắc phải nhắc lại là cơn sốt đất tại Ba Vì!

Thị trường trầm lắng: Đổ tội cho ai?
Đang trong cơn hào quang của thị trường bất động sản, việc mua bán cũng trở nên dễ dàng. Chỉ cần xem giấy tờ, với mơ hồ về căn hộ được mua trong tương lai là ngay lập tức khách hàng xuống tiền. Thậm chí, không cần xem giấy tờ chỉ cần người thân mua, người quen mua là gửi mua hộ. Một nhà đầu tư tại dự án An Thịnh 6 vừa kêu khổ: Tôi đang chết đứng với 8 lô đất của An Thịnh 6 đây. Trong đó chỉ có 2 lô đất là của tôi còn lại là của anh trai, của bạn bè, của họ hàng. Bây giờ hợp đồng vẫn niêm phong cất vào trong két nhưng bán không ai mua và không biết đến khi nào thì dự án sẽ được triển khai.

Dự án mà nhà đầu tư này trót ôm vào, thời điểm cuối năm 2010 được coi là một trong những dự án hấp dẫn nhất thị trường. Với giá gốc trong hợp đồng góp vốn là 17 triệu đồng/m2, có thời điểm ngoài thị trường giá bị đẩy lên 27 triệu đồng/m2. Lên nhanh nhưng xuống cũng nhanh, trong lúc nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy tin đồn, thấy ngon ăn lao vào thì dự án này xuống giá từng ngày.

Khi thị trường đi xuống, gặp ai trót ôm đất mà “hí hửng” may quá vừa đẩy được đi xong thì thị trường chết cũng thấy mừng cho người đó. Còn người trót ôm những quả đắng đầu tư thì trách ai đây?
Trong bất cứ một sự việc nào đó khi xảy ra mà kết quả không như mong đợi, người xưa có một câu ví von: Gieo nhân nào, gặt quả đó. Trong một vụ án, khi tìm ra bản chất của sự việc, tìm đối tượng của vụ án người ta còn phải thực hiện một bước quan trọng là tìm đồng phạm liên quan. Trong sự "chết" của thị trường bất động sản, nhà đầu tư đang cố đẩy lỗi về phía chủ đầu tư, về những hứa hẹn hão huyền về tiến độ dự án mà quên mất vai trò đồng phạm ở đây chính là các nhà đầu tư!

Một người bạn tôi, cũng là một nhà đầu tư đang cố chắt chiu để sống qua ngày, trả giá cho hành động lao vào thị trường bất động sản mà không tìm hiểu kỹ chỉ nghĩ về lợi nhuận, thật thà rằng, chủ đầu tư có lừa đảo mình đâu, là mình tự nguyện cùng họ đi chung một con đường, lợi mình hưởng nhiều, nhưng rủi ro chủ đầu tư gánh mới lắm.

Như dự án mà anh đầu tư, giá chủ đầu tư đưa ra là 16 triệu đồng/m2/căn hộ, giá của anh mua là 19,5 triệu/m2, số tiền chênh anh trả ngay cho thứ cấp. Phần ăn chia giữa thứ cấp và chủ đầu tư anh không biết, nhưng chắc chắn số đó không nhiều. Vậy nhưng khi thị trường như hiện tại, khi chủ đầu tư bị vòng xoay khó khăn mà không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án thì các nhà đầu tư lại đến "bắt đền": đòi rút vốn, kiện tụng khắp nơi...

Một chủ đầu tư bày tỏ, nếu các nhà đầu tư không cùng chung gánh nặng với chủ đầu tư để thực hiện dự án thì sẽ chỉ đẩy cả hai đến kết cục xấu mà thôi. "Khi bị dồn vào đường cùng, chỉ có hai sự lựa chọn, một là nhắm mắt chờ đợi điều xấu nhất đến với mình, hai là nghĩ giải pháp để có thể tiến lại về nơi vừa bị đẩy đi".

Khi "cơm không lành, canh không ngọt" có điểm gì xấu của nhau người ta đều cố phơi bày, đôi khi cố "bới bèo ra bọ". Có lẽ vì quan điểm này mà trên thị trường đang xuất hiện nghịch lý: thị trường càng ảm đạm, kiện cáo nhau càng nhiều. Khi thị trường hoàng kim, các chủ đầu tư được coi là "thượng đế", còn bây giờ cứ không hài lòng là căng biểu ngữ, băng rôn để phản đối. Nhưng, hoạt động tất yếu của thị trường là có cầu mới có cung, dù cầu bất động sản trong thời gian qua chỉ là ảo, nhưng khi lợi nhuận khổng lồ không có nhà đầu tư nào đi kiện doanh nghiệp. Để đến khi "tình hình xấu", các "đồng phạm" lại càng làm cho tình hình xấu hơn...
Land24.net
Land24.net
Binh Nhì
Binh Nhì

Tổng số bài gửi : 25
Tuổi : 36
Đăng ký ngày : 05/09/2012
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm” Empty Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”

Bài gửi by Land24.net 29/10/2012, 10:05


Tìm giải pháp “cứu” DN bất động sản
Hầu hết các DN kinh doanh bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ đọng vốn vay ngân hàng,…nhưng vẫn chưa tìm ra bí quyết để tháo gỡ được nút thắt trên.

Chiều nay, 25/10/2012 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có buổi đối thoại trực tiếp với các DN kinh doanh bất động sản, xây dựng trên địa bàn Hà Nội để tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh hiện nay.

Thị trường bất động sản đến nay vẫn trầm lắng, chưa có dấu hiệu phục hồi. Niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm mạnh, các đối tượng tham gia thị trường cũng vì thế và giảm đi nghiệm trọng. Vì thế, rất nhiều DN kinh doanh bất động sản, xây dựng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Toàn cảnh bất động sản 2012 và triển vọng 2013

Khó khăn dây chuyền

Trong những vấn đề nổi cộm hiện nay, lượng hàng tồn kho hàng hóa BĐS ở mỗi DN đang ngày càng tăng lên. Không những thế các ngành khác có liên quan như vật liệu xây dựng, tiêu dùng,…cũng có chỉ số hàng tồn kho tăng cao.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tính đến 1/9/2012 chỉ số tồn kho của ngành xi măng tăng 50,2%, sản xuất sắt thép, gang tăng 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là vấn đề mà DN rất khó có khả năng tự mình vực dậy được nếu không có sự can thiệp của Chính phủ, Nhà nước.

Nợ xấu cao cũng đang là một cản trở rất lớn cho các DN tiếp cận với nguồn vốn mới để đầu tư xây dựng dự án, tái cơ cấu, duy trì hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các DN kinh doanh bất động sản cũng đang ở mức thấp chỉ khoảng ở mức 8%, trong khi đó lãi suất vay ngân hàng trung bình hiện nay vào khoảng 15%/năm cao gấp 2 lần. Do đó, hoạt động kinh doanh của DN là rất khó khăn.

Bên cạnh đó thì vốn tín dụng cho BĐS ở Việt Nam hiện nay vẫn là nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu từ ngân hàng, và các TCTD khác. Chúng ta vẫn chưa có nguồn vốn trung và dài hạn để có nguồn vốn ổn định cho kinh doanh BĐS. Vì thế DN kinh doanh cũng sẽ gặp không ít khó khăn.

Xuất phát từ những thực tế này, cộng với hoạt động của thị trường bất động sản đang được đánh giá là khó khăn nhất trong những năm vừa qua.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đang phát biểu

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: “Chứng kiến khó khăn vô cùng to lớn của thị trường bất động sản. Thị trường gần như đóng băng hoặc ít giao dịch. DN vô cùng khó khăn tạo nên khó khăn dây chuyền ảnh hưởng đến các ngành khác như xây dựng, tài chính. Do đó tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng chung tới người dân gặp khó khăn. Vì thế, rất cần phải tháo gỡ những khó khăn này.

Nguyên nhân chính được Bộ trưởng chỉ ra là do phát triển BĐS, dự án đô thị không căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch, theo phong trào tự phát, dẫn tới cung vượt cầu, đầu cơ đông.

Giải pháp nào?

Khó khăn chồng chất đã được thấy rõ, DN nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, đã có những DN “xấu số” phải dừng cuộc chơi, có DN đang “sống thực vật” và cũng có DN đang “loay hoay” tìm đường đi.

Giải pháp gỡ khó khăn cũng đã được đưa ra từ giữa năm 2012 như Chỉ thị 2196 của Thủ tường 6/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, Nghị quyết 13 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, NHNN nới lỏng tín dụng cho BĐS vào tháng 4/2012 sau thời gian thắt chặt,…

Tuy nhiên, những giải pháp đó đến nay vẫn chưa có tác dụng nhiều, DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Bộ trường nhấn mạnh: “Chỉ thị 2196 của Thủ tướng chính phủ việc cụ thể hóa còn rất lúng túng, việc tháo gỡ còn rất khó khăn.”

Giải pháp hiện nay là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung, pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản nói riêng. Cụ thể hóa chiến lược nhà ở quốc gia, nhà ở thị trường hàng hóa phát triển theo cơ chế thị trường.

Đáng chú ý Bộ Trường cho biết thêm: “Rà soát các dự án, dự án treo, điều chỉnh dự án thương mại căn hộ cao cấp chuyển sang nhà ở xã hội. Người dân không có khả năng mua nhà giá cao cho chuyển đổi dự án. Đây là trách nhiệm của Bộ Xây dựng, các Sở, ban, ngành để “cứu” DN thật nhanh tạo điều kiện cho DN chuyển đổi mục đích của dự án. Dự án đã có căn hộ rồi đang ế xem xét cân nhắc điều chỉnh các căn hộ nhỏ lại, chia nhỏ căn hộ để giải phóng hàng tồn.”

Như vậy, việc chuyển đổi mục đích dự án, điều chỉnh lại diện tích căn hộ cho phủ hợp với nhu cầu của số đông người dân sẽ một trong những “cứu cánh” cho các DN trong thời gian tới.

Ngoài ra Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng chính sách giảm thuế VAT để giảm giá bán bất động sản, chuyển nhà thương mại sang nhà xã hội mà không phải nộp tiền sử dụng đất, đưa quỹ tiết kiệm nhà ở vào hoạt động, các ngân hàng thương mại vào cuộc để hỗ trợ vốn, DN quyết liệt hạ giá bán,…để có giải pháp tổng thể tháo gỡ khó khăn.

Còn theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng (NHNN) cho rằng: “bản thân các chủ đầu tư cũng phải tự cứu mình. Ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng đã hỗ trợ tích cực cho các DN, NHNN cam kết hỗ trợ vốn dành cho dự án thực và người mua nhà thực. Các ngân hàng thương mại cũng đã dành khoản tín dụng cho bất động sản từ nguồn vốn còn dự, nhưng do có chế và thị trường chưa thể hấp thụ.”
Land24.net
Land24.net
Binh Nhì
Binh Nhì

Tổng số bài gửi : 25
Tuổi : 36
Đăng ký ngày : 05/09/2012
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm” Empty Re: Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”

Bài gửi by Land24.net 29/10/2012, 10:12

[URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]Thị trường bất động sản chưa có tín hiệu thoát “đường hầm“[/URL]

Nhiều chuyên gia cho rằng, với tình hình kinh tế như hiện nay, [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]thị trường bất động sản[/URL] (BĐS) sẽ vẫn tiếp tục khó khăn trong suốt năm 2013. Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng đối với thị trường ngày càng giảm sút.

“3 dở dang, 3 sụt giảm”

Mô tả về tình hình của [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]doanh nghiệp BĐS[/URL], các chuyên gia cho rằng, hiện các [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]doanh nghiệp bất động sản[/URL] đều bị thua lỗ, không ít trường hợp đứng trước nguy cơ phá sản vì không trả được lãi vay, nợ vay, hàng tồn kho lớn... Doanh nghiệp (DN) trên diện rộng đang phải đối mặt với nguy cơ 3 dở dang (đền bù dở dang, công trình dở dang, dự án dở dang) và 3 giảm (giá cả sụt giảm, sức mua sụt giảm và giao dịch giảm).

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP - Invest) cho rằng, để [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]thị trường BĐS[/URL] ấm lên cần có nguồn vốn ổn định, mà chừng nào hệ thống ngân hàng cơ bản ổn định, tái cấu trúc hoàn chỉnh thì chừng đó mới mong dòng vốn tái đổ vào BĐS. “Ngân hàng giống như quả tim còn nguồn vốn giống như mạch máu và [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]thị trường BĐS[/URL] được ví như cơ thể” – ông Hiệp nói – “Ngân hàng tái cấu trúc xong thì phải đến cuối năm 2013 thị trường địa ốc mới có cơ hội ấm lên".

Vì thế, ông Hiệp cho rằng, hơn một năm nữa thị trường địa ốc mới hồi sinh, và doanh nghiệp nên "chờ thời cơ". “Công ty tôi có mảnh đất đẹp ở Hà Nội nhưng phải chờ đến tháng 7-8 năm sau mới tính đến việc khởi công dự án” – ông Hiệp chia sẻ - “Còn trong giai đoạn này chỉ tính làm sao tồn tại, cầm hơi được là tốt lắm rồi!”.

Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết, tính đến cuối quý 3/2012, tính thanh khoản của [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]thị trường BĐS[/URL] Hà Nội và Tp.HCM vẫn rất thấp, thể hiện qua tỷ lệ hấp thụ sản phẩm trên thị trường chỉ khoảng 5 -7%, so với tổng nguồn cung căn hộ bán ra khoảng 111.500 căn tại cả hai thành phố.

Theo ông Mai, “thực tế là [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]DN BĐS[/URL] đang phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng niềm tin từ người tiêu dùng cũng như các đối tượng tham gia thị trường. Điều đó được biểu hiện qua số lượng căn hộ tồn kho quá lớn, trong khi nợ xấu đang rất cao, và việc tiếp cận các nguồn vốn mới lại rất khó khăn, nên không ít DN không có vốn để tái cơ cấu cũng như duy trì kinh doanh”.

[URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]Doanh nghiệp “muốn cũng không được”
[/URL]
Đứng trước khó khăn có tính dây chuyền của ngành xây dựng, Bộ Xây dựng đã nhìn nhận rằng, nếu không có những biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]lĩnh vực BĐS[/URL] thì sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn. Một khảo sát mới đây của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy, có khoảng 86 ngành nghề có liên quan đến BĐS.

Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng, khó khăn hiện nay của thị trường có nguyên nhân không nhỏ từ chính các chủ đầu tư khi đã định ra một chiến lược đầu tư không phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng chi trả của thị trường, mà tiêu biểu là phần lớn lượng hàng tồn kho của bất động sản hiện nay đều thuộc phân khúc căn hộ cao cấp, có diện tích lớn và biệt thự hạng sang...

Tuy nhiên, theo lý giải của ông Nguyễn Ngọc Khoa (Công ty Tân Hoàng Minh), lỗi đó không hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư, bởi rất nhiều dự án hiện nay, khi được phê duyệt phải phù hợp với quy hoạch của khu vực đó cũng như phải đáp ứng được tiêu chuẩn về mật độ dân số, hạ tầng do cơ quan quản lý địa phương quy định.

“Một dự án được vài nghìn m2 và cơ quan quản lý quy định là chỉ được vài trăm hộ dân, mật độ chỉ ngần này thì thử hỏi DN làm sao xây căn hộ diện tích nhỏ để bán được. Nếu xây nhỏ sẽ tăng mật độ dân số khu vực đó lên, lại bị cơ quan quản lý "tuýt còi”, ông Khoa nói.

PGS. TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển, cho rằng, năm 2013 vấn đề[URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"] giải cứu BĐS [/URL]có diễn ra thì cũng từ từ, khó có khả năng kích cầu mạnh. Theo dự báo của ông cuối năm 2013 có thể thị trường sẽ ấm lên nếu các vấn đề hiện nay được xử lý tốt và năm 2012 được coi là đáy của thị trường. Dòng vốn cho BĐS là rất quan trọng. Lượng kiều hối mỗi năm về khoảng 10 tỷ USD, bên cạnh đó lượng vàng trong dân ước khoảng 40 tỷ USD.

“Nếu đưa được một phần dòng vốn này vào [URL="http://land24.net/tin-tuc/tong-hop/thi-truong-bat-dong-san-chua-co-tin-hieu-thoat-duong-ham-n22247.html"]BĐS thì thị trường[/URL] sẽ ấm lên nhanh hơn” – ông Thắng nói – “Ở một góc độ nào đó, có thể nói diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2013 là một trong những năm không dễ dự báo nếu chỉ căn cứ trên những diễn biến tình hình thực tế của năm 2012 và các yếu tố tác động khác sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới. Điều này có thể tác động mạnh hơn đến các hành vi tiêu dùng và đầu tư trong xã hội”.
Land24.net
Land24.net
Binh Nhì
Binh Nhì

Tổng số bài gửi : 25
Tuổi : 36
Đăng ký ngày : 05/09/2012
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm” Empty Re: Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”

Bài gửi by Land24.net 29/10/2012, 10:21

[URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]Toàn cảnh thị trường Bất động sản 2012 và triển vọng 2013[/URL]
[URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]Thị trường bất động sản Việt Nam[/URL] có thể đúc kết bằng thực trạng dự án dở dang, công trình dở dang, đền bù dở dang; Giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và nguồn cầu sụt giảm.

[URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]3 dở dang, 3 sụt giảm[/URL]

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP vào đầu tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, đến nay [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]thị trường bất động sản[/URL] vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân chính là do những năm qua thị trường phát triển quá tự phát, thiếu ổn định, không minh bạch,…

Thực trạng của [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]bất động sản[/URL] hiện nay có thể nói gọn trong cụm từ “3 dở dang, 3 sụt giảm” mà T.S Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM đã nói. 3 dở dang đó là Dự án dở dang, công trình dở dang và đền bù dở dang, còn 3 sụt giảm đó là giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và sức mua sụt giảm.

Tồn kho quá lớn

Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể nào từ cơ quan quản lý nhà nước về lượng hàng tồn kho của bất động sản. Mới đây Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi đến các [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]DN kinh doanh BĐS[/URL] yêu cầu cung cấp số liệu về lượng hàng tồn kho.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì lượng hàng tồn kho trong [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]bất động sản[/URL] là rất lớn do nguồn cầu sụt giảm mạnh trong hơn một năm nay, trong khi nguồn cung mới thì lại tăng cao. Những con số thống kê về hàng tồn mới nhất chỉ dựa vào thống kê tương đối từ các công ty [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]tư vấn BĐS[/URL] nước ngoài, dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán,…

Theo báo từ Quỹ Dragon Capital thì con số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đến 70.000 căn ở cả Tp.HCM và HN, nếu trung bình khoảng 2 tỷ đồng mỗi căn thì số vốn đang chết đứng ở đây khoảng 140.000 tỉ. Đây mới chỉ dừng lại ở mảng căn hộ, còn biệt thự, liền kề chưa tính đến.

Bên cạnh đó, cũng nói đến con số về hàng tồn kho, [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]CBRE Việt Nam[/URL] lại đưa ra có phần khiêm tốn hơn. Theo đơn vị này, tính đến nay số căn hộ còn tồn tại HN khoảng 21.000 căn, và Tp.HCM khoảng 18.000 căn. Trung bình mỗi căn hộ có giá trị 2,2 tỷ đồng, như vậy, theo con số này thì số vốn “chôn” trong [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]bất động sản[/URL] ở mức khoảng 86.000 tỷ.

Còn theo con số thống kê đến hết quý 2 năm 2012 từ 70 [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]DN bất động sản[/URL] đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị hàng tồn kho lên đến 72.405 tỷ đồng tương đương khoảng 3,1 tỷ USD. Có 18/72 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng.

Những con số này tuy chưa phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng của bất động sản còn đang tồn trên thị trường hiện nay là bao nhiêu. Tuy nhiên, đó cũng là con số tương đối để chúng ta có thể hình dung ra bức trang hàng tồn hiện nay là lớn cỡ nào. Và hàng tồn kho [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]bất động sản[/URL] cũng đang là gánh nặng cho nhiều DN, mối lo lớn cho nền kinh tế.

Kinh doanh thua lỗ

Hầu hết các DN bất động sản hiện nay đều bị thua lỗ, có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ xấu tăng, nợ vay lớn, không thể cơ cấu lại nợ đến hạn, hàng tồn kho lớn không bán được.

Theo ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]BĐS Việt Nam[/URL], thống kê về các DN niêm yết cho thấy, đến tháng 8/2012 trên HSX nhóm [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]DN bất động sản[/URL] đứng thứ 4 về sụt giảm điểm khoảng -9,2% so với tháng 7 còn trên HNX thì đứng thứ 3 với mức giảm -13,1%.

Xét trong nhóm 12 [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]DN bất động sản[/URL] niêm yết có kết quả kinh doanh tốt trong quý 4 năm 2011 thì đến quý 2 năm 2012 hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các đơn vị này sụt giảm từ 25,2% về còn 7,93%.

Ở thời điểm hiện nay, nhiều DN cũng đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2012. Một số DN lớn có kết quả không mấy khả quan, thua lỗ hoặc lãi rất thấp. Chẳng hạn như SJS quý tiếp tục lỗ do không có nguồn thu, đến hết quý 2 đơn vị này lỗ lũy kế 179 tỉ.

Hay như PVX lỗ lũy kế 9 tháng lên đến 546 tỉ đồng, NTL chỉ đạt 7,4 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3, SHN lỗ hơn 24 tỉ đồng trong quý 3 nâng tổng số lỗ lên 235 tỉ, MCG cả 9 tháng chỉ lãi 3,5 tỉ đồng,…

[URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]Nhà đầu tư nước ngoài “chùn tay” vì tham nhũng[/URL]

Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, 9 tháng đầu năm 2012 tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,52 tỷ USD, trong đó riêng tháng 9 đạt 1,05 tỷ USD cao gấp 3 lần tháng 9/2011. Đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Giải ngân FDI 9 tháng đạt 8,1 tỷ USD.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 19%. Tuy vậy, [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]bất động sản [/URL]vẫn còn nhiều vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại.

Trong buổi tọa đàm về triển vọng [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]thị trường BĐS[/URL] 2013 vừa được tổ chức tại HN, ông Leon Cheneval CEO của Cushman & Wakefield cho rằng: “Cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều không tự tin khi đầu tư vào thị trường mà các vấn đề từ giá đất thiếu hợp lý đến vấn đề tham nhũng khiến các giao dịch gặp khó khăn...”Ông Leon cho rằng cần phải suy nghĩ lại.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường 2013 có cơ hội phục hồi

Giải quyết hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu, giải cứu khó khăn cho BĐS đang là bài toán khó đang đặt lên bàn nghị sự của cơ quan quản lý nhiều tháng qua. Đã có nhiều chính sách được ban hành như Nghị quyết 13 của Chính phủ, nới lỏng hơn tín dụng của NHNN,…nhưng chừng đó vẫn chưa đủ vực dậy được thị trường, vốn dĩ như một “căn bệnh nặng”.

Tuy nhiên, để thị trường năm 2013 có triển vọng phục hồi trở lại. Nhiều chuyên gia trong ngành đã có nhiều giải pháp được xem là động lực cho thị trường hiện nay.

Ông Phan Thành Mai cho rằng, cần kích thích đầu tư công, cần có công cụ cấp bách xử lý nợ xấu ngân hàng, đưa các mô hình quỹ hỗ trợ nguồn cầu vào thí điểm, cho phép xây nhà quy mô nhỏ từ 25m2, tăng cường cho vay tiêu dùng cá nhân, hoãn thuế VAT,…

Ông Lê Hoàng Châu thì cho rằng, Chính phủ cần gia hạn thêm cho việc giãn nộp thuế VAT và áp dụng cho tất cả [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]DN bất động sản[/URL] chứ không phải mỗi DN vừa và nhỏ; Xử lý nhanh nợ xấu để DN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng bởi hầu hết các DN hiện nay đều mất thanh khoản; Có chính sách tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua nhà để ở,…

Nhìn nhận ở từ phía công ty [URL="http://land24.net/tin-tuc/thi-truong/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-2012-va-trien-vong-2013-n22245.html"]tư vấn BĐS[/URL], ông Leon khuyến nghị:” Các yếu tố chủ chốt trong năm 2013 gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng xây dựng và hoàn thành, cũng như danh tiếng của bên quản lý. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và chủ đầu tư cần cung cấp dịch vụ tốt nhất trong thị trường mà quyền lực đang thuộc về người mua.”
Land24.net
Land24.net
Binh Nhì
Binh Nhì

Tổng số bài gửi : 25
Tuổi : 36
Đăng ký ngày : 05/09/2012
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm” Empty Re: Thị trường bất động sản đóng băng: Truy tìm “đồng phạm”

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics
» bán chung cư cao cấp Phạm Văn Đồng Chung cư phạm văn đồng, bán căn CC tầng 9, S= 61 m2, 2 PN, 1WC, của nhìn ban công viên hoà bình, nội thất hoàn thiện đẹp.Nằm nằm ngay đường Phạm Văn Đồng, Đối diện CV Hòa Bình, gần siêu thị MeTro, gần các trường ĐH Quốc
» Thị trường bất động sản "đóng băng"
» Chung cư giá mini 191 Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội 01695350553 Hiện nay Công ty bất động sản VicLand chúng tôi đang phân phối độc quyền chung cư 191 Phạm Văn Đồng. Thông tin cụ thể như sau: + Vị trí: Xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội +Tiện ích: Căn hộ đã
» Băng keo Tesa 4224 đóng gói thực phẩm và dược phẩm
» Đất đường Phạm Văn Đồng,Đà Nẵng lô 2 mặt tiền cách bãi tắm biển Phạm văn Đồng 350m

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết