một số phương pháp cố định mái nhà mùa mưa bão

Go down

một số phương pháp cố định mái nhà mùa mưa bão Empty một số phương pháp cố định mái nhà mùa mưa bão

Bài gửi by cuongthinhco 15/8/2016, 09:28



Vào mùa mưa bão, việc giữ cho mái nhà tôn không tốc máy là điều rất quan trọng và cần thiết. Sau đây là một số phương pháp hạn chế tốc máy nhà, đặc biệt là vùng ven biển.
Thông thường, các cơn bão tập trung phần lớn ở khu vực ven biển miền bắc và miền trung với sứa mạnh tàn phá lớn. Do đó, hằng năm, người dân vẫn luôn chống chọi những cơn bão này. Trong đó, có những cách hiệu quả sau:
1. Cố định hệ thống máy nhà
Ngày nay, đa phần mái nhà được lợp bằng tôn, mái ngói dần trở nên ít phổ biến hơn. Để phòng chống tốc mái mùa mưa bão, những nhà thuộc khu vực hay chịu ảnh hưởng mùa mưa bão thường cố định định máy nhà bằng vít bắn tole, hoặc bulong để phần mái nhà thêm chắc chắn. Chống bị gió giật mạnh.
2. Cố định các góc mái nhà
Khoảng cách giữa các ốc vít cố định trên mái nhà tùy thuộc vào thiết kế của mái lợp ra sao và sức chịu lực, độ bền của chúng. Thông thường, khoảng cách các đinh vít nên gần mép của tấm lợp. Ngoài ra, các góc mái nhà thường được bao phủ bằng một tấm kim loại bảo vệ, giúp mái nhà kiên cố hơn.
Đối với các tòa nhà nằm gần biển, nên sử dụng loại bulong inox 304 để chống ăn mòn hiệu quả.
- Khoảng cách giữa các xà gồ phụ thuộc vào vật liệu mái nhà. Kích thước xà gồ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các kèo nhà và vật liệu của xà gồ là gì.
- Số lượng vít bắt tôn trên thanh xà gồ cuối cần được tăng thêm 5 vít/m dài.
- Ngoài ra còn có một số giải pháp kỹ thuật để tăng khả năng chịu bão cho hệ thống mái tôn
3. Sử dụng nẹp giữ chặt mái nhà.
Sử dụng nẹp là phương pháp thường gặp nhất để cố định hệ thống mái nhà mùa mưa bão. Nẹp thông thường có kích thước khoảng 40x4, khoảng cách giữa các thanh nẹp nên dưới 2,5m. Cách này khá thông dụng và phổ biến.
4. Dùng ke chống bão
Để tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ có thể sử dụng ke chống bão. Loại ke thường độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10 - 12... Sản phẩm có nhiều loại phụ thuộc vào các hình dạng của sóng tôn. Ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao của hai tấm tôn làm cho gió không luồn vào, giữ chắc mái tôn và xà gỗ không bị bay khi có gió bão giật cấp 10- 12.
5. Dùng bao cát để tránh bay tôn.
Ngoài những cách kể trên, bạn còn có thể có thể sử dụng bao cát nặng để đè lên mái tôn. Sức nặng của bao cát sẽ giữ chặt tôn, tránh làm cho tôn bay. Các bao cát thường đặt dọc trên các thanh xà gồ và cách nhau khoảng 2 mét để đảm bảo sự kiên cố, chắc chắn cho mái nhà.

cuongthinhco
Hạ Sĩ
Hạ Sĩ

Tổng số bài gửi : 72
Tuổi : 33
Đăng ký ngày : 23/05/2016
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết