Chủ đề về toán tử số học - bài học php cơ bản

Go down

Chủ đề về toán tử số học - bài học php cơ bản Empty Chủ đề về toán tử số học - bài học php cơ bản

Bài gửi by t11nguyen 12/5/2017, 14:23

Bài học hôm nay mình chia sẻ tới các bạn đó là toán tử - kiến thức cơ bản về toán tử

Đối với mọi ngôn ngữ lập trình, toán tử và biểu thức là những kiến thức cơ bản và cần thiết để xử lý các thao tác trong giai đoạn lập trình. Trong PHP, chúng vẫn có những kiến trúc cơ bản như một ngôn ngữ lập trình thông thường. Xem full php tại đây: https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-web-php-co-ban

1. Toán tử trong PHP
a) Toán tử gán
Chúng ta đã từng tiếp xúc với toán tử này bằng việc khởi tạo 1 biến. Nó gồm ký tự đơn “=” và toán tử gán lấy giá trị của toán hạng bên phải gán vào toán hạng bên trái.

Ví dụ: $name = “A”;

b) Toán tử số học
Là dạng phép tính giản đơn: cộng, trừ, nhân, chia trong số học. Ngoài ra còn có phép chia lấy dư (%) được sử dụng để lấy ra đơn vị dư của 1 phép toán.

Toán tử Lý giải Ví dụ Kết quả
+ Cộng hai số hạng 10+8 18
– Trừ hai số hạng 10-8 2
* Nhân hai số hạng 10*8 80
/ Chia hai số hạng 10/3 3.33333333
% Trả về số dư 10%3 1
c) Toán tử so sánh
Là toán tử được sử dụng để thực hiện các phép toán so sánh giữa hai số hạng. Xem chi tiết trong bảng bên dưới.

Phép toán Tên Giải thích Ví dụ
== Bằng Hai số hạng bằng nhau $a == 5
!= Không bằng Hai số hạng không bằng nhau $a != 5
=== Đồng nhất Hai số bằng nhau và cùng kiểu $a === 5
> Lớn hơn Vế trái lớn hơn vế phải $a > 5
>= Lớn hơn hoặc bằng Vế trái lớn hơn hoặc bằng vế phải $a >= 5
< nhỏ="" hơn="" vế="" trái="" nhỏ="" hơn="" vế="" phải="" $a=""><>
<= nhỏ="" hơn="" hoặc="" bằng="" vế="" trái="" nhỏ="" hơn="" hoặc="" bằng="" vế="" phải="" $a=""><=>
d) Toán tử logic
Toán tử logic là tổ hợp các giá trị boolean.

Ví dụ: Toán tử or trả về True nếu toán tử trái hoặc toán tử phải là True:

True || False là True.

Ta có bảng các toán tử như sau:

Toán tử Tên Trả về true nếu
Ví dụ
Kết quả
|| or Vế trái hoặc vế phải là True True || False True
or or Vế trái hoặc vế phải là True True || False True
xor xor Vế trái hoặc vế phải là True nhưng không phải cả hai True || True False
&& and Vế trái và vế phải là True True && False False
and and Vế trái và vế phải là True True && False False
! not Không phải là True !True False
e) Toán tử kết hợp
Khi tạo mã PHP, chúng ta sẽ thường phải tăng hoặc giảm lượng biến một số nguyên nào đó. Bạn thường thực hiện điều này khi chúng ta đếm 1 giá trị trong vòng lặp.

Phép toán Ví dụ
Lý giải
++ $a++ Bằng với $a = $a + 1
— $a– Bằng với $a = $a – 1
+= $a+=$b Bằng với $a = $a + $b
-= $a-=$b Bằng với $a = $a – $b
*= $a*=$b Bằng với $a = $a * $b
/= $a/=$b Bằng với $a = $a / $b
Ngoài ra các bạn xem https://vietpro.net.vn/lap-trinh-react-native
2. Các biểu thức cơ bản trong PHP
a) Biểu thức điều kiện
Là biểu thức dùng kiểm tra 1 sự kiện. Nếu chúng thỏa điều kiện đó thì sẽ thực thi một hành động, ngược lại sẽ thực thi một hành động khác.

Cú pháp:

If(Điều kiện)

hành động

Ví dụ:


<>
$v= 14;
$n= 11;
if($v > $n)

echo "Biến v có giá trị lớn hơn biến n";

else

echo "Biến v có giá trị nhỏ hơn biến n";

?>
b) Vòng lặp trong PHP

  • While() …

Phép lặp này yêu cầu phải thỏa mãn điều kiện thì mới thực thi được vòng lặp.

Cú pháp:

While(điều kiện)

Hành động – thực thi

Ví dụ:


<>
$n = 1;
while ($n <>

echo "gia tri $n la";
$n++;

?>

  • Do … while()

Phép lặp này sẽ thực thi hành động ít nhất là một lần, sau đó mới tiến hành kiểm tra điều kiện.

Cú pháp:

Do

Hành động thực thi
while(điều kiện)
Ví dụ:


<>
$n = 11;
do
echo "day la gia tri cua $n";
$n++;
while($n > 12)
?>

  • For()

Phép lặp này là phép toán gộp các tham số, giúp người lập trình giảm thiểu thời gian phải khai báo biến và các tham số khi thực thi việc lặp dữ liệu.

Cú pháp:

For( giá trị ; điều kiện ; biến tăng hoặc giảm)
Hành động
Ví dụ:

<>
$n = 2;
for($i=1; $i<=10;>

echo "$n x $i = ".$n*$i."
";

?>
c) Biểu thức switch case
Là biểu thức được sử dụng để giảm thiểu quá trình xử lý dữ liệu nếu có quá nhiều phép toán if else.

Cú pháp:

Switch(biến)

Case giá trị 1: Hành động; Break;
.........
Case giá trị N: Hành động; Break;
Default: Hành động; Break;

Ví dụ:

<>
$n =3;
switch($n)

case 1: echo "day la gia tri $n"; break;
case 2: echo "day la gia tri $n"; break;
case 3: echo "day la gia tri $n"; break;
default: echo "Khong tim thay gia tri phu hop"; break;

?>
Tìm hiểu tài liệu full https://vietpro.net.vn/lap-trinh-jquery
Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Chúc các bạn thành công.

t11nguyen
Binh Nhất
Binh Nhất

Tổng số bài gửi : 36
Tuổi : 35
Đăng ký ngày : 22/04/2017
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết