Tìm hiểu các ngôi chùa cổ ở Trấn Biên

Go down

Tìm hiểu các ngôi chùa cổ ở Trấn Biên Empty Tìm hiểu các ngôi chùa cổ ở Trấn Biên

Bài gửi by tuvynguyen09 10/8/2020, 23:05

Bạn đang tìm hiểu ngôi chùa cổ xưa ở sài gòn vậy sao không thử tìm hiểu trấn biên thử như thế nào nhỉ ? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Tìm hiểu các ngôi chùa cổ ở Trấn Biên Chua-phap-vo

1) Chùa Bửu Phong: Chùa nằm trên núi Bửu Phong, còn gọi là núi Lò Gốm. Núi ở phía Tây cách trấn lỵ 4 dặm, phía Tây Nam trông xuống sông lớn, làm tấm che đằng sau cho núi Long Ẩn...; phía trái núi có đá đầu rồng đứng sững, bên phải có nhiều đá phẳng mặt như giường thiền; xung quanh khói mây man mác, cây cối um tùm, văn nhân nghiêng chén vịnh mùa đẹp, mỹ nữ nối gót kẻ hành hương, thật là thắng cảnh đệ nhất của trấn thành.

2) Chùa Vân Tỉnh: ... Ở mặt Bắc thuộc thôn Long Thành, giữa đồng bằng trải ra một gò cao như vách dựng, sau gò ấy là nơi vị Ni tên Lượng tu hành, có dựng am Vân Tỉnh, tục gọi là chùa Vãi Lượng, trông rất u nhã; về sau quân Tây Sơn đập phá bỏ chùa Phật, nhưng đến nay nền cũ hoang phế vẫn còn.

3) Chùa Hội Sơn: Ở cuối núi Châu Thới (sách ghi Chiêu Thái). Về phía Bắc tại ngã ba chẻ ra một nhánh chạy đến địa phận thôn Long Tuy thì dừng, rồi bỗng nổi thành gò cao bằng phẳng rộng rãi, bên núi có khe suối và hang hố, dân chúng ở ven quanh, trên ngọn núi có chùa Hội Sơn là nơi nhà sư Khánh Long dừng gậy tu hành. Chùa nhìn xuống sông lớn, khách hành hương lên thăm, có cảm giác tiêu sái thoát tục.
4) Chùa Bà Vãi: Chùa nằm trên núi Thị Vãi, tục gọi là núi Bà Vãi hay núi Nữ Tăng. Nguyên có người con gái họ Lê con nhà giàu có nhưng do kén chọn mãi thành ra lỡ thì, sau khi cha mẹ qua đời mới có chồng. Không bao lâu chồng lại chết, bà thề ở vậy không tái giá. Do bị các hào mục địa phương dòm ngó đưa lời bướm ong, nhờ người mai mối mãi, nên bà trốn đời xuống tóc, lập am trên đỉnh núi, tự làm thầy cả, kẻ ăn người ở làm đồ đệ, giữ lòng tu tập, sau thành chánh quả, do đó người đời lấy từ Bà Vãi mà đặt tên cho am.

5) Chùa Đức Vân: Núi Trấn Biên, tục gọi là núi Mô Xoài ở về phía Đông cách trấn lỵ 145 dặm. Hình núi cao ngất cổ kính, có nhiều hang nai, đồi thông mây phủ, thác suối rì rầm, cảnh trí tịch mịch, chầu về thành Gia Định từ xa, cảnh núi trải ra đẹp đẽ. Lưng chừng núi có động đá sâu quanh co, chật hẹp chưa có ai vào sâu bên trong được. Có nhà sư tịch cốc tên là Ngộ Chân, dựng chùa Vạn Đức nơi cửa động để tu hành, hàng ngày chỉ ăn rau quả, chuyên tâm niệm Phật hiệu, thuần phục được cả hùm beo, lại giỏi bùa chú trị bệnh, nhưng thâu được lễ tạ bao nhiêu đều đem chia hết cho người nghèo khổ. Đây đúng là một vị cao tăng đắc đạo vậy.

6) Chùa Hải Nhật: Chùa ở trên đỉnh Thùy Vân. Núi này ở phía Đông cách trấn lỵ 184 dặm, thế núi đứng dựa bờ biển, cao lớn đẹp lạ thường, đỉnh chọc thẳng lên trời, nhìn thấy có mây tỏa xuống nên mới gọi là núi Mây Tỏa (Thùy Vân sơn). Trên núi có chùa Hải Nhật là chỗ trông ra biển để đo bóng mặt trời.

7) Chùa Sắc Tứ: Chùa ở bờ Nam sông Phước Giang (sông Đồng Nai bây giờ) cách trấn lỵ về hướng Đông 8 dặm, do quan Chính Thống suất Nguyễn Vân kiến lập. Năm Giáp Dần, đời vua Túc Tông Hiếu Minh hoàng đế thứ 10, ngự ban biển ngạch chữ vàng đề “Sắc tứ Hộ Quốc tự”, bên trái khắc “Vân Tuyền đạo nhân viết”, nét chữ mạnh mẽ. Cảnh chùa trang nghiêm thanh tịnh, thật là nơi lạc thổ. Sau, chùa bị Tây Sơn phá hủy tượng Phật, cột mái đều hư hỏng, nay làm nhỏ lại lợp tranh, nhưng vẫn giữ được di tích.

Ngoài ra nếu các bạn muốn biết những ngôi chùa cổ xưa ở sài gòn thì hãy nhanh tay liên hệ hoặc truy cập ngay vào website của chúng tôi ngay nhé.

tuvynguyen09
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

Tổng số bài gửi : 1252
Tuổi : 33
Đăng ký ngày : 12/09/2018
Danh tiếng : 10

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết