Dẫn liệu mối hại cây cà phê ở Tây Nguyên

Go down

Dẫn liệu mối hại cây cà phê ở Tây Nguyên Empty Dẫn liệu mối hại cây cà phê ở Tây Nguyên

Bài gửi by hanoipestcontrol 21/1/2014, 22:53

Dịch vụ diệt mối Hanoi Pest Control: dietmoi-khutrung.com/ 
1. Mở đầu
Mối thường được coi là đối tượng gây hại cho rừng, cây trồng, trong đó có cà phê [1,2,3,4,5,6]. Cây cà phê là cây công nghiệp quan trọng ở Tây Nguyên, ước tính có tới hơn 1 triệu hecta cà phê ở Việt Nam. Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, các nhà khoa học coi mối là đối tượng gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê. Do các dẫn liệu về mối hại cây cà phê còn nghèo nàn, có người còn nghi ngờ tác hại của mối đối với cây cà phê. Đặc biệt, có người còn cho rằng mối chỉ hại cây cà phê còn nhỏ nhưng không hại cho cây cà phê kinh doanh (giai đọan đang khai thác). 
Kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu phòng trừ mối hại cây công nghiệp (cà phê, cao su) và công trình thủy lợi ở Tây Nguyên” đã cho thấy một số dẫn liệu gây hại của mối đối với cây cà phê giai đoạn kinh doanh. 

2. Phương pháp nghiên cứu 

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào cuối tháng 3/2011.
Xác định sự tấn công lớp vỏ sống trên thân cây của mối 
Quan sát bằng mắt để xác định các cây cà phê đang bị mối đắp đất trên thân cây, dùng tay bóc bỏ lớp đất bao bên ngoài và quan sát vỏ thân cây, xác định các vùng bị tổn thương do mối gây ra. Dùng dao nhọn khoanh thành hình chữ nhật và bóc ra mảnh thân cây tách 
khỏi phần thân gỗ. Ngâm mảnh thân cây vào dung dịch sinh lý. Dùng dao cắt mảnh thân cây thành các lát mỏng, sau đó ngâm vào dung dịch xanh mê ty lên hoặc dung dịch iod (dùng thuốc Betadine). Sau đó soi trên kính hiển vi.
Xác định sự tấn công lớp vỏ sống phần thân câydưới mặt đất của mối 
Ở các cây bị mối đang tấn công trên thân cây, phần đất dưới gốc cây được bới ra để quan 
sát sự tấn công của mối ở phần thân cây nằm dưới mặt đất. Cũng làm như trên để lấy các 
mảnh vỏ thân cây và xem sự tấn công của mối vào phần tế bào sống của cây. 


3. Kết quả và thảo luận
3.1. Mối tấn công vào phần tế bào sống của thân cây
Thoạt nhìn thân cây sau khi bóc bỏ lớp đất do mối đắp bao phủ bên ngoài thấy phần vỏ 
thân cây thường có màu trắng do mối ăn hết lớp bần mềm, vỏ thân cây lõm vào khoảng 
1mm tương ứng với chiều dày của lớp bần (phần tế bào chết), do đó, nhiều người cho 
rằng mối không gây hại cho thân cây. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ thấy thỉnh thoảng có 
khu vực bị mối ăn hết lớp màu trắng và lộ ra các khu vực có màu xanh (xem hình 1, 
2,3,4).

                        


Quan sát trên các lát cắt ngang cho thấy, mối đã tấn công hết lớp biểu bì và xâm phạm hẳn vào phần tế bào sống của cây. Hiện tượng mối tấn công vào mô sống của cây còn thể hiện rõ cả phần thân cây dưới mặt đất, xem hình: 


              



Hiện tượng mối tấn công thân cây cà phê ở giai đoạn kinh doanh là phổ biến, gần như 100% số cây trong giai đoạn mùa khô đều bị mối tấn công vào thân cây. Hiện nay mức độ ảnh hưởng của mối đối với cây cà phê còn chưa đánh giá hết, những hình ảnh và số liệu cho thấy khi mối gặm hết lớp bần, tấn công vào mô sống của cây làm cây nhanh chóng bị mất nước, điều này gây hại nghiệm trọng hơn cho cây trong giai đoạn mùa khô ở Tây Nguyên. Đặc biệt, khi mối tấn công làm thương tổn cây ở phần thân dưới gốc cây sẽ tạo điều kiện cho các sinh vật hại khác tấn công cây, có thể là tuyến trùng, nấm bệnh. 
Nhiều tác giả cho rằng mối tấn công vào mô sống của cây chủ yếu là để lấy nước và hại nặng vào mùa khô [5,6]. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của chúng tôi, thì ngay cả thời điểm có mưa ở tây nguyên, hiện tượng mối tấn công vào mô sống vẫn thường sảy ra. 

4. Kết luận 

Mối có tấn công mô sống cả ở vỏ thân cây cà phê trên mặt đất và thân cây dưới mặt đất.

hanoipestcontrol
Hạ Sĩ
Hạ Sĩ

Tổng số bài gửi : 74
Tuổi : 36
Đăng ký ngày : 25/12/2013
Danh tiếng : 0

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết